Với những bạn thích trải nghiệm cái mới thì việc nâng cấp hệ điều hành lên phiên bản mới nhất đôi khi là sở thích của họ. Việc cài mới hoàn toàn sẽ làm cho máy chạy nhanh hơn rất nhiều và ít gặp các lỗi phát sinh, và đổi lại bạn sẽ phải backup dữ liệu và cài lại phần mềm sau khi cài.
Có khá nhiều cách tạo bộ cài khác nhau. 2 cách dùng phần mềm khá dễ dưới đây:
- Tạo bộ cài macOS trên USB bằng Disk Drill
- Tạo bộ cài macOS với Disk Creator
Cách tạo bộ cài bằng Disk Creator và Disk Drill đều ổn, cũng ít phát sinh lỗi. Tuy nhiên mình biết rất nhiều bạn vẫn thích cách tạo bộ cài bằng chính câu lệnh chính chủ của Apple. Cách này có thể áp dụng cho hầu hết các phiên bản macOS từ OS X El Capitan 10.11 cho tới macOS Catalina 10.15 mới nhất.
Chuẩn bị:
– USB từ 8gb trở lên (Từ Catalina thì phải USB 16Gb mới được)
– Tải bộ cài tại cần tải tại link sau:
Tạo bộ cài
Bước 1: Format USB
Các bạn vào Disk Utility (Nhấn vào Launchpad > Other> Disk Utility). Sau đó Format USB với thông tin như sau:
- Name: USB_MAC (Tên này tuỳ chọn, có thể thay đổi)
- Format: MacOS Extended (Journaled)
- Scheme: GUID Partion Map
Từ macOS High Sierra về sau. Để hiện được Scheme. Các bạn cần nhấn vào icon mũi tên ở góc trên tay trái và chọn Show all Device như hình ở trên
Sau khi tải về, nếu là file .DMG, các bạn click đúp để mount ra, sau đó kéo file cài vào thư mục Application. Nếu là file .zip, các bạn giải nén, rồi cũng kéo file vừa giải nén vào thư mục Application
Sau đó đổi tên file cài thành catalina (Tên này cũng tuỳ chọn, nhưng các bạn hạn chế đổi tên có khoảng trắng để tránh tự gây khó khăn cho mình trong câu lệnh phía sau)
Bước 3: Chạy lệnh tạo bộ cài trên Terminal
Các bạn mở Terminal (cũng nhấn Launchpad > Other>Terminal)
Copy và dán vào dòng lệnh sau:
sudo /Applications/Catalina.app/Contents/Resources/createinstallmedia --volume /Volumes/USB_MAC --applicationpath /Applications/Catalina.app --nointeraction
Nhập mật khẩu đăng nhập máy và chờ Terminal chạy cho tới khi hoàn thành. (Mật khẩu trong Terminal lúc nhập không hiện gì hết đâu nha, cứ gõ đúng mật khẩu và Enter là được).
Chỗ này bạn sẽ phải chờ từ 20-20 phút tuỳ vào tốc độ của USB và cấu hình máy, cứ yên tâm nếu USB còn ngon, bộ cài chuẩn tải tại Maclife thì sẽ thành công!
Giải thích 1 chút về dòng lệnh để bạn nào bị báo lỗi command not found thì dễ dàng biết mình lỗi chỗ nào!
– Trong câu lệnh bên trên có 1 chỗ mình tô màu đỏ và 2 chỗ mình tô màu xanh lá
+ Màu đỏ chính là tên của USB của bạn sau khi Format đúng chuẩn của Mac (Trong bài là USB_MAC Bạn nào đặt tên USB khác thì sửa ở phần màu đỏ)
+ Màu xanh lá chính là tên của file cài đặt Mac OS mà bạn đã sửa sau khi chép vào thư mục Application (Trong bài là Catalina)
THÔNG TIN THÊM – CÓ THỂ CÁC BẠN DÙNG MOJAVE VÀ CATALINA QUAN TÂM
Có nhiều bạn sẽ thấy trên comment báo trên hình tạo USB ở trên của mình có dòng Warming, mình có tìm hiểu và đọc được thông tin là từ macOS Mojave thì tham số –applicationpath không nên được sử dụng trong Mojave trở đi. Tuy nhiên mình tạo USB bằng command này và cài trên máy mình và nhiều máy khác vẫn không lỗi gì, tuy nhiên nếu bạn nào dùng macOS Mojave trở lên có thể dùng command này sẽ không có Warming trên:
sudo /Applications/catalina.app/Contents/Resources/createinstallmedia --volume /Volumes/USB_MAC --nointeraction --downloadassets
Với dòng lệnh này chỉ cần thay 2 chỗ xanh và đỏ tương tự như lệnh trên. Tuy nhiên lệnh này chạy lâu hơn do có thêm bước Download Assets và có thể dòng lệnh chỉ có tác dụng trên macOS Mojave trở lên.