Menu

  • Trang chủ
  • Trending
  • Gợi ý bạn đọc

Chuyên mục

  • Tin tức
  • Hackintosh
  • Lập trình
  • Software
  • Thủ thuật
  • Chia sẻ
  • GenZA Can Cook
  • GenZA Beauty
  • Cảm nhận cuộc sống

Liên hệ hợp tác

admin@genzakit.com
Genzakit
Không có kết quả phù hợp
Xem tất cả kết quả
  • Đăng nhập
Genzakit
Không có kết quả phù hợp
Xem tất cả kết quả

Sparklines giúp hiển thị xu hướng của dữ liệu trong Excel

391
CHIA SẺ
2.6k
LƯỢT XEM
Chia sẻ lên FacebookChia sẻ lên TwitterLưu lại trên Pinterest

Tính năng Sparklines trong Excel sẽ giúp bạn tạo ra một biểu đồ thu nhỏ trong ô tính trên bảng tính Excel, tức là nó không có hệ trục tọa độ và nằm gọn trong một ô. Khi kích thước của ô thay đổi thì Sparklines sẽ tự động được thay đổi theo tương ứng.
Sparklines giúp các bạn có một cái nhìn trực quan hơn về xu hướng của một phần dữ liệu trong một tập dữ liệu khổng lồ..

#1. Các bước tạo Sparklines trong Excel

Về cơ bản thì chúng ta sẽ có 2 cách để tạo Sparklines: đó là sử dụng tính năng Sparklines trong Insert, hoặc là sử dụng tính năng Quick Analysis. Riêng cách thứ 2 thì chỉ áp dụng dụng được trên các phiên bản Excel 2013 hoặc mới hơn thôi nha các bạn.

#1.1. Sử dụng Insert để tạo Sparklines

+ Bước 1: Bạn hãy chọn khối ô chứa dữ liệu cần tạo Sparklines. Ví dụ mình sẽ bôi đen như hình bên dưới.

+ Bước 2: Chọn vào tab Insert => trong nhóm Sparklines bạn chọn Line hoặc Column hoặc Win/ Loss. Bạn hãy chọn kiểu nào cho nó phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn nhé.

+ Bước 3: Hộp thoại Create Sparklines xuất hiện, bạn tùy chỉnh như sau:

  • Data Range chọn lại khối ô chứa dữ liệu (nếu cần thiết).
  • Location Range chọn ô chứa Sparklines

=> Sau đó bạn chọn OK !

+ Bước 4: Lúc này bạn sẽ cs kết quả tại ô F2. Bây giờ bạn hãy thực hiện Fill cho các dòng còn lại bằng cách di chuyển chuột đến góc dưới bên phải của ô vừa tô Sparklines, khi con trỏ chuyển thành “dấu cộng màu đen” thì kéo thả chuột.

#1.2. Sử dụng Quick Analysis để tạo Sparklines

+ Bước 1: Bạn hãy chọn khối ô chứa dữ liệu cần tạo Sparklines.
+ Bước 2: Sau đó nhấn tổ hợp phím Ctrl + Q => chọn Sparklines => chọn Line hoặc Column hoặc Win/ Loss.

+ Bước 3: Cuối cùng Fill công thức xuống toàn bộ các ô còn lại. Bạn thực hiện như Bước 4 trong #1.1 bên trên nha các bạn.

#2. Cách tùy chỉnh Sparklines trong Excel

Tương tự như các đối tượng khác trong Excel, Sparklines cũng cho phép chúng ta dễ dàng tùy chỉnh và định dạng lạ theo yêu cầu sử dụng thực tế
Mọi thao tác tùy chỉnh sẽ được thực hiện trong thẻ Design (Sparkline Tools). Thẻ này sẽ xuất hiện khi bạn chọn vào một ô chứa Sparklines bất kì.

#2.1. Chỉnh sửa dữ liệu nguồn

Bạn hãy truy cập vào thẻ Design (Sparkline Tools) => trong nhóm Sparklines chọn Edit Data => chọn …

  • Edit Group Location & Data… Cho phép chúng tùy chỉnh lại Data Range và Location Range
  • Edit Single Sparkline’s Data… Chỉ cho phép chúng tùy chỉnh lại Data Range
  • Hidden & Empty Cells…


Tùy chọn thứ nhất và thứ 2 rất dễ hiểu và dễ thực hiện nên mình sẽ không hướng dẫn nữa nhé. Ở đây mình sẽ tập trung vào hướng dẫn cho các bạn tùy chọn thứ 3.
Tùy chọn Hidden & Empty Cells... chứa 4 tùy chọn con là: Gaps, Zero, Connect data points with line và Show data in hidden rows and columns:

  • Gaps Sparklines Sparklines sẽ bị gián đoạn (đứt đoạn) khi gặp ô rỗng. Đây là tùy chọn mặc định của Excel
  • Zero nếu dữ liệu trong ô là rỗng thì Sparklines sẽ tự động gán cho nó giá trị là 0.
  • Connect data points with line
  • Show data in hidden rows and columns nếu được chọn thì các dòng và cột nằm trong Data Range vẫn sẽ được Sparklines thể hiện.

#2.2. Thay đổi kiểu hiển thị Sparklines

Trong bản Excel 2010-2019 cung cấp cho chúng ta tất cả 3 kiểu Sparklines. Tùy thuộc vào dữ liệu của bạn mà chúng ta sẽ lựa chọn kiểu cho phù hợp:

  • Line là một dạng đường gấp khúc đơn giản.
  • Column là một dạng cột, mỗi cột biểu diễn cho một giá trị.
  • Win/ Loss cũng là một dạng Sparklines cột nhưng nó cho thấy “đại diện chiến thắng” hoặc “thất bại” của khối dữ liệu.

#2.3. Tùy chỉnh ẩn hoặc hiện các điểm đặc biệt

Với các cài đặt mặc định của Excel thì trong một số trường hợp chúng ta sẽ khó xác định điểm lớn nhất, điểm nhỏ nhất và điểm âm của Sparklines. Khi đó chúng ta nên tùy chỉnh lại để làm xuất hiện các điểm trên.
Điểm lớn nhất, điểm nhỏ nhất, điểm âm, điểm đầu và điểm cuối được gọi chung là các điểm đặc biệt của Sparklines.
Nhóm Show trong thẻ Design (Sparkline Tools) cung cấp cho chúng ta sáu tùy chọn tương ứng với năm loại điểm. Riêng tùy chọn Markers là để hiển thị tất cả các điểm:

  • High Point điểm có giá trị cao nhất.
  • First Point điểm đầu tiên.
  • Low Point điểm có giá trị thấp nhất.
  • Last Point điểm cuối cùng.
  • Negative Points điểm âm.

Thông thường mình sẽ tùy chỉnh hiển thị ba loại điểm là High Point, Low Point và Negative Points. Vì tùy chỉnh cho Negative Points xuất hiện nên mình cũng tùy chỉnh thêm cho trục hoàng xuất hiện (để tiện quan sát)
Để tùy chỉnh cho trục hoành (trục nằm ngang) xuất hiện bạn hãy chọn Axis => chọn Show Axis.

#2.4. Tùy chỉnh Style cho Sparkline

Nhóm Style trong thẻ Design (Sparkline Tools) cung cấp cho chúng ta 36 mẫu Style khác nhau và hai tùy chọn là Sparkline Color và Marker Color:

  • Sparkline Color màu của Sparklines
  • Marker Color màu của các điểm đặc biệt

#2.5. Xóa Sparklines

Bạn không thể xóa Sparklines bằng cách chọn vào nó rồi nhấn phím Delete trên bàn phím như cách thông thường được, thay vào đó bạn cần chọn:

  • Clear Selected Sparklines để xóa Sparklines đang chọn.
  • Clear Selected Sparkline Groups để xóa toàn bộ Sparklines trong nhóm.

#3. Lời kết

Okay, như vậy là mình đã hướng dẫn rất chi tiết cho bạn cách sử dụng tính năng Sparklines trong Excel để hiển thị xu hướng của dữ liệu trong bảng tính Excel rồi nhé.
So với biểu đồ truyền thống thì Sparklines cung cấp cho bạn một phương pháp khác để trực quan hóa dữ liệu hơn.
Người ta thường sử dụng Sparklines vì nó nhỏ gọn, không chiếm diện tích và khi cần xem xét, phân tích xu hướng của một khối/ dòng dữ liệu trong một vùng/ bảng dữ liệu lớn. Thật sự rất tiện lợi !
Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý rằng Sparklines không khả dụng với Excel 2007 trở về trước, tức là bạn sẽ không thể sử dụng được trên phiên bản Excel cũ, và nó cũng không khả dụng trong chế độ Compatibility Mode !
 

Next Post

Các hàm cơ bản thường dùng trong Excel

Theo dõi
Đăng nhập
Thông báo của
guest
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Có thể bạn quan tâm

Cách làm kem chuối ngon mà không bị dăm đá tại nhà

Cách làm kem chuối ngon mà không bị dăm đá tại nhà

by Huệ Minh
11 Tháng Mười, 2021
0
2.6k

Chuối là một loại quả đã quá quen thuộc với người Việt. Từ quả chuối chúng ta có...

6 chia sẻ giúp bạn thành công hơn trong công việc

6 chia sẻ giúp bạn thành công hơn trong công việc

by Jendy Yến
7 Tháng Mười Hai, 2022
0
2.6k

“Senior” là thuật ngữ mô tả những người có nhiều kinh nghiệm, sự hiểu biết và khả năng...

Cách xóa người, vật trong ảnh bằng ứng dụng Snapseed

Cách xóa người, vật trong ảnh bằng ứng dụng Snapseed

by Anthony Tran
6 Tháng Năm, 2022
0
6.2k

Bạn chụp được bức ảnh cực kỳ ưng ý về bố cục, màu sắc, kiểu dáng nhưng một...

Cách tắt thông báo Device Enrollment (MDM) trên Big Sur 11

by Minh Long
18 Tháng Mười Một, 2020
1
2.6k

Nếu bạn tìm tới bài này, có lẽ máy của bạn đang bị dính Profile MDM (Mobile Device...

  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Chính sách bảo mật

© 2023 Genzakit

Không có kết quả phù hợp
Xem tất cả kết quả
  • Trending
  • Gợi ý bạn đọc
  • Tin tức
  • Hackintosh
  • Lập trình
  • Software
  • Thủ thuật
  • Chia sẻ
  • GenZA Can Cook
  • GenZA Beauty
  • Vui mỗi ngày
  • Cảm nhận cuộc sống

© 2022 Genzakit - Ngôi nhà giới trẻ

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập bằng Facebook
Sign In with Google
OR

Đăng nhập

Quên mật khẩu?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Đăng nhập
wpDiscuz