Overfitting là một thuật ngữ được dùng trong giới Machine Learning, chỉ hiện tượng xảy ra khi một thuật toán được làm ra quá fit với tập dữ liệu mẫu, nghĩa là nó biểu hiện hoàn toàn chính xác các dữ liệu trong quá khứ. Nhưng chính vì thế thuật toán này sẽi hoàn toàn vô dụng trong việc dự đoán các dữ liệu trong tương lai. (xem ảnh ví dụ).
Overfitting trong startup là hiện tương mà mình hay gọi là “đo ni đóng giày”, khi sản phẩm được phát triển rất phù hợp với nhu cầu sử dụng của “founding team”, chứ không phải đa số người dùng.
Kinh nghiệm của mình cho thấy, các startup mà có founder cũng đồng thời là người dùng quen thuộc có xu hướng này. Có thể là vì quá tự tin với hiểu biết của bản thân, và để “tiết kiệm thời gian”, đội ngũ startup sẽ phát triển sản phẩm hoàn toàn theo yêu cầu của founder.
Thú thực là những ngày đầu khởi nghiệp cách đây 4 năm, mình cũng như vậy. Đội ngũ đã dành hẳn ra 3 tháng trời để vẽ từng trang giao diện, thiết kế từng tương tác, từng nút bấm v.v để ra 1 sản phẩm “siêu hoàn chỉnh”, rồi sau đó mới code 1 thể.
Hậu quả là sản phẩm mất 1 năm mới có thể ra mắt, và sau khi ra đời, mỗi người dùng đều chỉ sử dụng 1 phần rất nhỏ của sản phẩm. Trong mắt người dùng, sản phẩm trở nên quá phức tạp, và có quá nhiều chức năng mà thậm chí họ còn không biết là có tồn tại.
FOUNDER VÀ TEAM KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI DÙNG BÌNH THƯỜNG
Đây là một sự thực mà mình khuyên các team khởi nghiệp cần luôn tâm niệm ở trong đầu. Đội ngũ sáng lập cho dù đã từng là một người dùng bình thường, nhưng khi họ đã dành toàn bộ thời gian và tâm huyết cho sản phẩm, họ đã không còn là người bình thường nữa. Người lớn đã từng là trẻ con, nhưng khi họ lớn lên, họ ko thể hiểu trẻ con được nữa. Đội ngũ startup dành quá nhiều thời gian cho sản phẩm, họ hiểu rất rõ sản phẩm, họ đam mê với giải pháp của chính mình, họ biết rõ từng tính năng, từng bug, từng giao diện của sản phẩm (đặc biệt là founder).
Sản phẩm thiết kế theo nhu cầu của founder giống như sản phẩm customize cho expert, trong khi nguyện vọng của đa số người dùng cần được đáp ứng bởi 1 bản public cho mass
Vậy nên, khi sản phẩm được thiết kế theo yêu cầu của founder, đó vẫn có thể là một sản phẩm rất tốt về mặt tính năng. Nhưng sản phẩm đó có thể “nhiều hơn mức cần thiết” đối với người dùng, có thể quá khó hiểu, quá choáng ngợp, hoặc “không đúng trọng tâm”.
NHỮNG HỐ SÂU TRONG THỊ TRƯỜNG
Mình khuyên các startup nên đọc cuốn sách mỏng “Crossing the Chasm: Marketing and Selling High-Tech Products to Mainstream Customers” (có bản tiếng Việt). Nội dung của cuốn sách này nói về có những hố sâu ngăn cách giữa các nhóm người dùng trong thị trường. Những người dùng đầu tiên (nhóm Innovator và nhóm Early Adopter) có những tính cách, kỳ vọng, hành vi rất khác biệt với các nhóm người dùng đại chúng (Early và Late Majority). Sự khác biệt này tạo ra cái gọi là các hố sâu hay vực thẳm (the chasm). Các startup thất bại trong việc cải tiến sản phẩm phù hợp với thị trường và giai đoạn phát triển hiện tại có thể sa vào các vực thẳm này.
Lấy ví dụ, các khách hàng đầu tiên thường rất “cấp tiến”, giống như các founder của startup. Các khách hàng này bị thuyết phục bởi tiềm năng của sản phẩm, và khả năng sử dụng chúng để vượt trôi lên so với đối thủ (hoặc đạt được 1 thành tựu nào đó). Các khách hàng này thường rất năng động, thậm chí rất sẵn lòng feedback với nhóm thiết kế, và thậm chí chủ động đòi hỏi các tính năng mới. Ngược lại, đám đông người dùng tiềm năng ngoài kia lại thường là những con người “lười biếng” và “thụ động”. Họ không sẵn lòng tìm hiểu các tính năng, thích mọi thứ thật đơn giản, không kỳ vọng quá nhiều vào những tính năng vượt trội nhưng mong đợi giao diện phải thật đẹp, UX phải thật dễ dùng.
Đại ý là: Khách hàng rất đa dạng, rất khác nhau. Khi quá chú tâm vào một nhóm khách hàng, bạn có thể sẽ sa đà vào những hố sâu ngăn cách và thất bại trong việc thu hút hoặc chiều lòng các nhóm khách hàng khác.
TRÁNH OVERFITTING
Overfitting và underfitting (hiện tượng trái ngược với overfitting, khi sản phẩm làm ra không đáp ứng được kỳ vọng cơ bản của người dùng), đều có thể tránh được khi startup áp dụng các phương pháp phát triển khoa học như Design Thinking hay Lean. Các phương pháp này đều nhấn mạnh việc lấy người dùng làm trung tâm và ý thức rằng mọi tính năng mà team đưa ra chỉ đều là các giả thiết (hoặc prototype). “Mọi tính năng đều chỉ là giả thiết cho đến khi chúng được người dùng đón nhận”. Các team áp dụng Design Thinking hay Lean đều dành rất nhiều thời gian cho việc nghiên cứu người dùng “thật” (chứ ko phải 1 người dùng giả thiết), và dành thời gian cho việc đo lường một cách nghiêm túc tương tác của người dùng với sản phẩm.
Chúc các bạn thành công!