DeFi là gì, và tại sao nó lại quan trọng? Có thể nói DeFi là đang là “Trend” hiện nay, đặc biệt trong thế giới tiền điện tử và nghành tài chính.
DeFi là từ viết tắt của Decentralized Finance (tài chính phi tập trung / tài chính mở). Đây là thuật ngữ dùng để chỉ các ứng dụng tài chính được xây dựng trên Blockchain.
DeFi là một hệ thống lưu trữ và chuyển giao tài sản ngang hàng, toàn cầu mà không có cấu trúc, hạn chế và chi phí của hệ thống ngân hàng tập trung truyền thống.
Những người ủng hộ khẳng định rằng DeFi có thể làm mọi thứ mà một ngân hàng – cho dù trực tuyến hay chỉ trực tuyến – có thể làm.
DeFi hoạt động nhanh hơn và minh bạch hơn thông qua các hợp đồng thông minh kỹ thuật số trên các blockchains sổ cái công khai như Ethereum.
Sơ lược về lịch sử DeFi
Thuật ngữ DeFi được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2018 trong một cuộc trò chuyện Telegram giữa các doanh nhân và các nhà phát triển Ethereum, bao gồm Blake Henderson của 0x, Inje Yeo của Set Protocol và Brendan Forster of Dharma – những người đang suy nghĩ về tên của các ứng dụng phi tập trung được xây dựng trên Ethereum.
Ứng dụng DeFi đầu tiên là nền tảng cho vay dựa trên stablecoin của MakerDAO, cho phép người dùng mượn mã thông báo gốc có tên là Dai, được gắn với đồng đô la Mỹ.
Nền tảng mới này sử dụng các hợp đồng thông minh được xây dựng trên chuỗi khối Ethereum để cho vay, trả nợ và quy trình thanh lý.
Kể từ đó, nhiều nền tảng đã bắt đầu sử dụng DeFi để thưởng cho người đi vay và người cho vay.
Các đặc điểm của DeFi
- Permissionless (tạm dịch: không cần sự cho phép): mở cho tất cả mọi người, cho bất kì khu vực nào.
- Minh bạch: mọi hoạt động được công khai.
- Trustless (phi tín nhiệm): không phụ thuộc vào niềm tin của các bên liên quan.
Hiện tại, Ethereum là nền tảng có nhiều ứng dụng DeFi hoạt động nhất.
Tuy nhiên, đây không phải là Blockchain duy nhất được các ứng dụng lựa chọn; bên cạnh đó còn có Blockchain của IOST, EOS, TRON.
Bản chất của DeFi
DeFi được vận hành và ứng dụng công nghệ blockchain. Do đó, nó tận dụng được các ưu điểm của blockchain:
- Tính phi tập trung: Không tồn tại vai trò của cơ quan chức năng hay tổ chức.
- Không cần sự cho phép: Người dùng bình đẳng và không phải đăng ký với thủ tục phức tạp.
- Chi phí thấp: Chính vì không có tổ chức hay cơ quan, nên mọi chi phí qua bên thứ 3 đều được cắt giảm.
- Tính minh bạch: những yếu tố do người tác động sẽ được hạn chế vì mọi hoạt động đều được ghi nhận & công khai trên hệ thống.
- Không cần uỷ thác: Người dùng cần uỷ thác tài sản cho bên thứ 3. Người đảm nhận vai trò lúc này sẽ là Smart Contract, đồng thời duy trì luật chơi trong thị trường DeFi.
DeFi vs CeFi
Trái ngược với DeFi, CeFi là Centralized Finance,nghĩa là tài chính tập chung. Nó có nghĩa là các hoạt động, tương tác, giao dịch giữa các tổ chức, cá nhân phải thông qua bên thứ ba quản lý theo ủy thác, bảo đảm.
Ví dụ như các ngân hàng, nhà nước, tổ chức quỹ…
Cách hoạt động của CeFi có nhược điểm là tốn chi phí vận hành quản lý, kiểm duyệt, tập trung quyền lực trong tay bên thứ ba, và thiếu minh bạch.
DeFi tận dụng sức mạnh của Blockchain là phi tập trung và minh bạch để tạo nên 1 nền tài chính mở mà trong đó mọi người đều có thể truy cập và sử dụng nó ở bất kỳ đâu, bất kỳ khi nào mà không chịu sự chi phối bởi cá nhân, tổ chức tập trung quyền lực nào cả.
Trong DeFi luôn đi kèm với “Non-Custodial” tức là không uỷ thác.
Nhờ vào đặc điểm này của DeFi mà các nhà đầu tư còn hay gọi là Open Finance hay tài chính mở.
Cụ thể, có thể hiểu ngắn gọn sự khác biệt giữa DeFi và CeFi như sau:
- Chính phủ hay ngân hàng (CeFi) sẽ được thay thế bằng các các blockchain phi tập trung.
- Các tài sản của CeFi sẽ được thay thế bằng các token nằm trong hệ sinh thái của Blockchain.
Và nhiệm vụ của DeFi là cung cấp quyền truy cập tới các dịch vụ tài chính cho người dùng ở bất kỳ đâu, bất kỳ khi nào chỉ cần họ có Internet.
Ứng dụng của DeFi
Mạng Ethereum chắc chắn là mạng phổ biến nhất để xây dựng các ứng dụng dựa trên blockchain khác nhau và chủ yếu được sử dụng cho DeFi do các hợp đồng thông minh và khả năng thực hiện giao dịch của chúng khi đáp ứng các điều kiện nhất định.
Dưới đây là các ứng dụng phổ biến nhất sử dụng công nghệ DeFi.
Lending Platform (các nền tảng cho vay phi tập trung)
Việc sử dụng các hợp đồng thông minh của các nền tảng cho vay để loại bỏ vai trò của các ngân hàng đã làm tăng nhu cầu về công nghệ DeFi.
Một số dự án: Compound, MakerDAO, Cred, Dharma, ETHLend, Constant…
Derivatives (các sản phẩm phái sinh phi tập trung)
Hợp đồng phái sinh là một loại sản phẩm DeFi khác – hợp đồng phái sinh có thể ứng dụng cho các đồng token/coin được neo giá bằng 1 tài sản khác (vàng/ tiền fiat) và cả các loại bảo hiểm chuyển giao rủi ro trong các thị trường dự đoán phi tập trung.
Một số dự án: Tokensets, Uma, dydx, Veil, Augur, Market protocol…
Payments Platform (các nền tảng thanh toán phi tập trung)
Nền tảng thanh toán là một trường hợp ứng dụng khá thú vị của tài chính phi tập trung với các sản phẩm sử dụng cả Blockchain Bitcoin và Ethereum.
Trong lĩnh vực thanh toán, các sản phẩm DeFi đã cố gắng làm cho việc thanh toán vi mô trở nên hiệu quả hơn và ít tốn kém, từ đó cải thiện khả năng mở rộng của các mạng lưới Blockchain.
Một số dự án: Omisego, Helis, Request Network, xDai, Connext…
Decentralized Exchange (sàn phi tập trung)
Các loại hình trao đổi này đang đạt được sức hút trong bối cảnh loại trừ những người trung gian và môi giới. DEXs sử dụng công nghệ DeFi và giúp các nhà giao dịch có thể kết nối trực tiếp cho các hoạt động giao dịch.
Một số dự án: Kyber Network, Ren, IDEX, Binance DEX, Bancor, Nash, 0x…
Stablecoin (các đồng tiền ổn định phi tập trung)
Vai trò của DeFi cao hơn đáng kể trong các đồng tiền ổn định, một loại tiền điện tử được hỗ trợ bởi một tài sản.
Những người nắm giữ tiền xu đủ điều kiện để cam kết tài sản vào một nhóm thanh khoản trong khi những người khác có thể vay từ đó bằng cách cung cấp tài sản thế chấp.
Lãi suất sẽ được điều chỉnh tự động bởi giao thức theo nhu cầu của tài sản.
Một số dự án: DAI, Terra, Reserve, Ampleforth, Neutral USD, Paxo, True USD…
Ngoài ra, DeFi còn nhiều ứng dụng khác trong nhiều lĩnh vực và ngày càng phát triển, hãy xem thêm các dự án ứng dụng DeFi tại tài nguyên hàng đầu thế giới về mọi thứ liên quan đến DeFi
Tiềm năng của DeFi
Nhắc đến DeFi, chúng ta không thể bỏ qua số liệu Tổng giá trị bị khóa (TVL) trong DeFi – một thông số thể hiện mức độ tham gia của người dùng vào các dịch vụ DeFi.
Theo Defipulse, tại thời điểm viết bài (ngày 20/06/2021), tổng giá trị bị khóa trong các giao thức DeFi đã đạt gần 55 tỷ đô la, trong đó Token Aave chiếm hơn 15%.
Nhìn vào bảng danh sách các ứng dụng DeFi và các số liệu trên Defipulse, có thể thấy DeFi đang là xu hướng phát triển của nền tài chính thế giới.
Tuy nhiên, trong giai đoạn phát triển của DeFi, bạn cần tìm hiểu và đánh giá tốt các dự án để không bị vào bẫy của các dự án Fake, lừa đảo, đa cấp, giả mạo xu hướng thật sự.
Các trang bạn có thể tìm hiểu về các dự án DeFI gồm:
- Defipulse (https://defipulse.com/defi-list)
- Coinmarrketcap (https://coinmarketcap.com/defi/)
- Coingecko (https://www.coingecko.com/en/defi)
Chúng tôi khuyến cáo bạn tìm hiểu và đừng quên kết hợp đối chiếu lại thông tin, cũng như nghiên cứu sàn giao dịch mua bán và khối lượng giao dịch của từng dự án đồng coin / token trước khi đầu tư.
Hệ sinh thái DeFi trên mỗi blockchain
Mỗi dự án blockchain đề cố gắng xây dựng hệ sinh thái các ứng dụng DeFi riêng. Và dựa vào lượng dự án DeFi được xây dựng trên mỗi blockchain, chúng ta sẽ biết được sự lớn mạnh của blockchain đó.
Ethereum đang là blockchain có nhiều dự án xây dựng trên nhất. Sau đó tới Binance smartchain, Tron,..
Các dự án DeFI đang thu hút đầu tư của các ông lớn trong nghành tiền điện tử, mố số tên có thể liệt kê gồm:
- Coinbase – https://ventures.coinbase.com/
- Binance Smart Chain
- Huobi Finance Chain
- Solana
- …
Ngoài ra, còn rất nhiều blockchain nền tảng khác đang cố gắng xây dựng DeFi ecosystem riêng của họ.
Một số cái tên các bạn có thể chủ động tìm hiểu: Fantom (FTM), Ontology (ONT), TomoChain (TOMO), Akropolis (AKRO), Algorand (ALGO), Zilliqa (ZIL), IconX (ICX)..
Kết luận
DeFI không chỉ là một xu hướng ngắn hạn trong nghành tài chính và tiền điện tử.
Việc sử dụng DeFi ngày càng tăng trong các doanh nghiệp và ứng dụng khác nhau sẽ tạo ra tác động lớn đến cuộc sống hàng ngày và các hoạt động kinh doanh của chúng ta.
Nếu các bạn quan tâm đến đầu tư Crypto hay các dự án DeFI, các bạn cần dành thời gian nghiên cứu và kiểm tra thông tin tốt nhé.
Vì đó chính là tiền của các bạn. Đừng để tiền rơi vì sự thiếu hiểu biết.
Hi vọng bài viết này sẽ mang đến những kiến thức bổ ích cho bạn đọc.
Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy để lại góp ý, hãy comment ngay dưới đây.
Chúc các bạn thành công.